SÂM DÂY NGỌC LINH
Codonopsis Javanica (Blume) Hook.f
Họ Hoa Chuông (Campanulaceae)
Sâm dây là dược liệu quý đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. Sâm dây có nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang … Nhưng do khai thác xuất sang Trung Quốc tràn lan, nên đến nay trữ lượng sâm dây đã cạn kiệt. Hiện nay Sâm dây tự nhiên ở núi rừng Ngọc Linh còn trữ lượng tương đối lớn; và đã được tỉnh Kon Tum nuôi trồng nhằm bảo quản nguồn gen quý. Trung tâm nghiên cứu, kế thừa và ứng dụng Y Học Cổ Truyền Thái Hoà cũng đã triển khai nuôi trồng, nhân giống loại dược liệu quý hiếm này tại huyện KonPlong (nằm trên dãy Ngọc Linh), nơi có hệ sinh thái đa dạng, phong phú và Sâm dây còn phân bố nhiều trong tự nhiên. Tại đây, việc nuôi trồng đều theo hướng organic (nuôi trồng hữu cơ, không sử dụng chất hóa học).
Theo tài liệu cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Viện Dược liệu Việt Nam: Sâm dây có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát… Dược lý của Sâm dây là tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch, gây tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, gây hạ huyết áp do làm giãn mạch ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng huyết áp.
Sâm dây có công dụng chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu cơ thể suy nhược, lòi đom, sa tử cung, băng huyết, rong huyết, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau….Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu, chữa ho, tiêu đàm. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều phương thang của Y học cổ truyền dân tộc.
Ngày dùng 20 gram đến 40 gram dưới dạng thuốc sắc, thêm 3 lát gừng tươi, thuốc hoàn, thuốc bột, hoặc ngâm với rượu, uống liên tục 7 ngày đến 10 ngày thì hiệu quả sẽ thấy rõ rệt.
Sâm dây là một trong những vị thuốc quý thường được dùng trong rất nhiều bài thuốc bổ dưỡng và trị bệnh. Mọi người đều có thể dùng được và dùng rất tốt, có lợi cho sức khoẻ lâu dài.